Khi tiến hành tu sửa nhà cửa thì một trong những điều cần làm là di chuyển đồ đạc trong nhà. Tuy nhiên có một nơi cần đặc biệt chú ý khi di chuyển đó chính là bàn thờ. Đây là nơi thờ tự thần linh, tổ tiên, rất linh thiêng và không thể tùy tiện xâm phạm. Bởi vậy, muốn di chuyển bàn thờ để sửa nhà, gia chủ cần lưu ý một số điều nhất định.
Bạn đang đọc: Những Điều Cần Lưu Ý Khi Di Chuyển Bàn Thờ Để Sửa Nhà
Di chuyển bàn thờ khi sửa nhà là một việc quan trọng
Ý nghĩa của bàn thờ trong nhà
Từ xa xưa, việc thờ tự đã trở thành một phong tục truyền thống của dân tộc ta. Đây là cách giúp con cháu tưởng nhớ về ông bà, tổ tiên và đã trở thành một trong những nét đẹp văn hóa đáng tự hào của dân tộc. Bàn thờ trong gia đình có ý nghĩa rất to lớn. Nó không những thể hiện sự thành kính của người còn sống với thần thánh và những người đã mất, nhìn vào bát hương trên bàn thờ người ta còn có thể dự đoán được gia đình này thờ cúng có tốt không? Có bị bề trên quở trách hay không.
Bàn thờ là nơi tôn nghiêm, linh thiêng và không thể tùy tiện dịch chuyển. Tuy nhiên, có những trường hợp bắt buộc phải dịch chuyển bàn thờ. Đó là khi xây nhà, sửa nhà, đổi chỗ thờ tự. Với những trường hợp đó, việc di chuyển bàn thờ cần phải tuân theo thủ tục nhất định.
Việc di chuyển bàn thờ cần tuân theo những quy tắc nhất định
Thủ tục di chuyển bàn thờ để sửa nhà
Tùy vào nơi mà bàn thờ chuyển đến: nhà khác, vị trí khác trong nhà mà thủ tục xin chuyển bàn thờ lại có đôi chút khác biệt. Đối với trường hợp sửa nhà, gia chủ sẽ làm thủ tục xin chuyển bàn thờ đến vị trí khác trong nhà. Thủ tục đó được thực hiện như sau:
1. Chọn ngày tốt để chuyển bàn thờ sang vị trí mới
Chọn ngày tốt để chuyển bàn thờ sang vị trí mới có thể thực hiện theo hai cách:
-
Tra cứu trên lịch vạn sự.
-
Nhờ thầy xem giúp.
Ngày được chọn phải là ngày Hoàng đạo, phù hợp với tuổi của gia chủ, không phạm Tam Tai.
2. Sắm lễ
Trong trường hợp di chuyển bàn thờ khi sửa nhà, lễ cúng bao gồm những lễ vật sau:
-
Lễ mặn: 1 gà trống tơ luộc, 1 xôi trắng đỗ xanh, 1 chai rượu trắng cùng 3 chiếc chén nhỏ.
-
Trái cây: một đĩa ngũ quả.
-
Hoa tươi: Một lọ 5 loại (5 bông).
-
Lễ tiền vàng: 3 lễ tiền và 15 lễ vàng, hương.
-
1 chén nước sạch.
-
1 ngựa đỏ, 1 ngựa vàng đầy đủ đai yên.
Mâm lễ di chuyển bàn thờ sửa nhà
3. Thủ tục di chuyển bàn thờ để sửa nhà
Thủ tục di chuyển bàn thờ khi sửa nhà đơn giản hơn khi về nhà mới. Khi tới giờ Hoàng Đạo, gia chủ (đã tắm rửa sạch và quần áo chỉnh tề) thắp hương bên mâm lễ đã chuẩn bị. Lạy 3 lạy và đọc văn khấn chuyển bàn thờ sang vị trí mới.
Tại vị trí bàn thờ cũ, đặt ba lễ tiền vàng, một cốc nước lã, ba chén rượu và một lọ hoa hồng 5 bông. Tiếp đó, gia chủ thắp mỗi bát hương 3 nén hương, rót một chút rượu ra tay rắc lên bàn thờ rồi đọc bài khấn xin chuyển bàn thờ.
4. Bài khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà
Khi đọc bài khấn này, gia chủ cần tập trung và thành tâm. Bài khấn cụ thể như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày … tháng … năm …
Tín chủ con là:… Tuổi…
Hiện đang trú tại:………………..
Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần (Gia tiên, Thổ Công – Ông Táo, Phật,…) vào nơi mới.
Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí …. sang phòng …. Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.
Tín chủ:… con xin dập đầu kính bái”
Đọc bài khấn di chuyển bàn thờ một cách thành tâm
Những kiêng kỵ khi di chuyển bàn thờ để sửa nhà
Di chuyển bàn thờ là việc hệ trọng nên trong quá trình làm gia chủ cần đặc biệt lưu ý, nhất là những điều như:
-
Xin đài âm/dương khi chuyển bàn thờ:
Đây là một cách để gia chủ kiểm chứng xem lời khẩn cầu của mình đến tổ tiên ông bà có được chấp nhận không. Cách gieo quẻ âm dương chính là dùng 2 đồng tiền xu bằng đồng, để cùng một hướng. Sau khi đọc văn cúng xong, gia chủ thả hai đồng xu xuống đĩa. Nếu hai đồng xu một sấp 1 ngửa có nghĩa là đồng ý còn nếu chúng cùng chiều có nghĩa lời thỉnh cầu của gia chủ chưa được chấp nhận. Khi đó, gia chủ nên xem xét dời bàn thờ vào một ngày khác.
-
Bàn thờ mới nên được bố trí cân đối, đơn giản, tránh cầu kỳ.
-
Chỉ chuyển bàn thờ khi hương đã cháy hết.
-
Chọn hướng đặt bàn thờ hợp tuổi gia chủ, tránh hướng đến những nơi tối tăm, không chay sạch như gầm cầu thang, nhà vệ sinh.
Di chuyển bàn thờ để sửa nhà là một việc hệ trọng và đòi hỏi gia chủ phải hết sức chú ý. Nên xem xét kỹ lưỡng và thực hiện thủ tục này một cách thành tâm nhất để có thể được bề trên soi xét. Từ đó quá trình sửa nhà hay cư ngụ về sau cũng được suôn sẻ hơn.
Nếu bạn đang tìm một đơn vị thi công, sữa chữa hãy đến với chúng tôi đơn vị sữa chữa, thi công nhà ở chuyên nghiệp nhất TP. HCM Công ty CPXD Công Trình Nguyên Tâm với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, có tay nghề cao và kinh nghiệm hoàn thành hơn 100 căn nhà mỗi năm. Chúng tôi sẽ tận tâm làm hài lòng bạn.
Doanh Nghiệp Cổ Phần Xây Dựng Công Trình NGUYÊN TÂM
Địa chỉ: 805/36 Phan Văn Trị, P7, Q Gò Vấp, TPHCM
MST: 0313213937
SĐT: (028) 38 939 979 – 0906 846 876 (Mr. Quyền)
Email: quyenlekt2702@gmail.com
Website: https://getall.vn/
Source: https://getall.vn
Category: Tin tức